Nâng Cao Năng Suất Lúa: Bí Quyết Chăm Sóc Lúa Giai Đoạn Trổ Bông Từ Baconco

25 Nov 2024

Giai đoạn trổ bông là thời điểm quan trọng quyết định năng suất cuối cùng của vụ lúa. Cùng Baconco khám phá các lưu ý và bộ sản phẩm phù hợp, bà con nhé!

Vì sao chăm sóc lúa trổ bông đúng cách giúp tăng năng suất và chất lượng?

Chăm sóc lúa nói chung và giống lúa OM 34 nói riêng vào giai đoạn trổ bông là yếu tố then chốt quyết định năng suất và chất lượng cuối cùng của vụ mùa. Giai đoạn này, cây lúa tập trung toàn bộ dinh dưỡng để nuôi hạt, nên việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây lúa đạt được tiềm năng tối đa. Cụ thể:

  • Hạn chế tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng: Ở giai đoạn trổ bông, cây lúa cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi hạt. Việc chăm sóc đúng cách, đặc biệt là cung cấp đủ nước và dinh dưỡng, sẽ giúp cây lúa tập trung nguồn lực vào việc hình thành và phát triển hạt, hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa các bộ phận của cây.
  • Tăng khả năng thụ phấn và đậu hạt: Giai đoạn trổ bông là giai đoạn thụ phấn của cây lúa. Việc chăm sóc tốt, đặc biệt là đảm bảo đủ nước và điều kiện môi trường thuận lợi, sẽ giúp quá trình thụ phấn diễn ra hiệu quả, tăng tỷ lệ đậu hạt.
  • Phòng ngừa sâu bệnh hại: Giai đoạn trổ bông là giai đoạn cây lúa dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, lem lép hạt, rầy nâu,... Chăm sóc đúng cách, bao gồm cả việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời, sẽ giúp bảo vệ cây lúa khỏi các tác nhân gây hại, đảm bảo năng suất và chất lượng.
  • Nâng cao chất lượng hạt: Chăm sóc tốt giai đoạn trổ bông giúp hạt lúa phát triển đầy đủ, chắc mẩy, ít bị lép, từ đó nâng cao chất lượng gạo. Việc cung cấp đủ kali lúc này rất quan trọng, giúp hạt lúa cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
  • Tăng trọng lượng hạt: Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước trong giai đoạn trổ bông sẽ giúp hạt lúa phát triển to, nặng hơn, từ đó tăng năng suất tổng thể.

Ở giai đoạn này, bà con không nên bổ sung thêm phân bón cho cây. Chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng từ 45-48 ngày là cần dừng bón phân cho cây lúa vì khi đó cây đã đủ cung cấp dinh dưỡng từ làm đòng đến khi cây trổ bông. Khi cây đang làm đòng không bón phân và không sử dụng thuốc gì tác động đến cây lúa.

Quy trình bón phân đủ dinh dưỡng trước và trong giai đoạn trổ bông

Việc bón phân đầy đủ và cân đối dinh dưỡng trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết để cây lúa có thể hình thành và nuôi dưỡng hạt một cách tốt nhất. Dưới đây là quy trình bón phân đủ dinh dưỡng cho lúa trong giai đoạn trổ bông, giúp bà con nông dân đạt năng suất cao và chất lượng gạo tốt. 

Bộ sản phẩm Baconco giúp lúa đạt năng suất vượt trội

Giai đoạn trước trổ bông

BÓN PHÂN:

Sử dụng 2 sản phẩm phân bón NPK Con cò 25-15-5 + 3,5Ca + 2S AVS và  NPK Con cò 20-10-15 + 4,2Ca + 2,5S AVS. Sản phẩm cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết cho cây lúa trong từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt, sản phẩm áp dụng công nghệ USP (Urea Super Phosphate) độc quyền của Pháp chỉ có ở Baconco.

Công nghệ USP độc quyền của Pháp chỉ có ở Baconco

USP giúp nâng PH đất (hạ phèn) nhờ thành phần Canxi cao có trong sản phẩm; giúp cây trồng sử dụng đạm hiệu quả hơn (dinh dưỡng ở dạng phức hợp nên ít bị thất thoát); cứng cây ít đổ ngã và hạn chế sâu bệnh hại. Cách bón như sau (lượng phân sử dụng cho 5.500m2):

  • Thúc đợt 1 (10 ngày sau sạ): bón 65kg NPK Con cò 25-15-5 + 3,5Ca + 2S AVS
  • Thúc đợt 2 (22 ngày sau sạ): bón 85 kg NPK Con cò 25-15-5 + 3,5Ca + 2S AVS
  • Đón đòng (40 ngày sau sạ): bón 100kg NPK Con cò 20-10-15 + 4,2Ca + 2,5S AVS

Cả hai công thức đều chứa công nghệ USP và AVS.

USP là công nghệ độc quyền của Baconco tại Việt Nam. Nhờ có hàm lượng canxi, lưu huỳnh cao và khả năng giải phóng nitơ chậm, USP mang lại nhiều tác động tích cực:

  • Đối với đất, USP giúp giảm độ chua (pH), từ đó cải thiện độ phì nhiêu của đất, tài sản quan trọng nhất của nông dân.
  • Đối với cây trồng, USP giúp củng cố thân cây, tăng cường sức sống, dẫn đến ít cây bị đổ ngã và giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu.

AVS sẽ thúc đẩy sự phát triển của rễ và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây, từ đó tăng cường sự phát triển và sức mạnh của mùa vụ.

XỬ LÝ ĐẦU VỤ (2 ngày sau sạ):

  • Quản lý cỏ: Phun 0,5 lít Super Kosphit
  • Hỗ trợ phát triển rễ, mập mầm: Phun 0,5 lít Cobio Root

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:

  • 25 - 40 ngày sau sạ: quản lý đạo ôn lá phun 200gr CO-TRICY
  • 45 - 60 ngày sau sạ (làm đòng):
  • Đốm vằn, tuột lá chân, cứng cây, nuôi đòng: Phun 0,5 lít CO-TRIHEX 280SC
  • Dưỡng lá đòng (xanh lá, dày lá, đứng lá): Phun 0,5 lít Cofoli CALIMAG + 0,5 lít Cofoli ZIN50
  • Vi khuẩn cháy bìa lá: Phun 250ml CO-MYCIN

Giai đoạn trổ bông

Bộ lá đòng đẹp, vô gạo tới cây khi sử dụng sản phẩm Baconco

TRƯỚC TRỔ (trổ loẹt xoẹt):

  • Lem lép hạt: Phun 250ml Myfatop 325SC
  • Đạo ôn cổ bông, cổ gié: Phun 200gr CO-TRICY
  • Hỗ trợ vô gạo: Phun 0,5 lít Cofoli AMINO + 0,5 lít Cofoli CALIBOR
  • Vi khuẩn cháy bìa lá, lép vàng: Phun 250ml CO-MYCIN

SAU TRỔ (trổ đều):

  • Lem lép hạt: Phun 250ml Myfatop 325SC
  • Đạo ôn cổ bông, cổ gié: Phun 200gr CO-TRICY
  • Hỗ trợ vô gạo: Phun 0,5 lít Cofoli AMINO

CONG TRÁI ME:

  • Lem lép hạt, sáng hạt: Phun 250ml Super Kostin 300EC
  • Hỗ trợ vô gạo: Phun 0,5 lít Cofoli K300

Qua bài chia sẻ chi tiết cách chăm sóc cây lúa giai đoạn trổ bông phía trên, Baconco Hy vọng rằng quy trình bón phân Baconco sẽ giúp bà con nông dân có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc lúa tốt hơn, góp phần vào một vụ mùa bội thu. Nếu bà con gặp khó khăn khi trồng trọt, hãy gọi qua hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng!

Lượt xem

43

Chia sẻ

  • facebook
  • youtube
  • phone